Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Phim cổ kiếm kỳ đàm: Trịnh Sảng đẹp ngất ngây trong lốt hồ ly

Phim cổ kiếm kỳ đàm: Trịnh Sảng đẹp ngất ngây trong lốt hồ ly

Phim cổ kiếm kỳ đàm: Trịnh Sảng đẹp ngất ngây trong lốt hồ ly. Cổ Kiếm Kỳ Đàm với sự tham gia của Trịnh Sảng, Lý Dịch Phong, Dương Mịch, Mã Thiên Vũ... hiện đang là đầu phim ăn khách bậc nhất trên sóng truyền hình Hoa ngữ. Với nhan sắc đẹp Trịnh Sảng khiến người xem mê mẩn với với lối diễn xuất khá thành công cùng với nhan sắc hóa thân thành hồ ly những rất hiền lành luôn muốn xả thân vì Bách Lý Đồ Tô.
Loạt ảnh riêng của Trịnh Sảng trong bộ phim truyền hình cổ trang ăn khách Cổ Kiếm Kỳ Đàm vừa được phát hành. Đảm nhận nhân vật hồ ly Tương Linh, Trịnh Sảng xuất hiện trước ống kính với trang phục màu đỏ cam trẻ trung, bắt mắt.
co-kiem-ky-dam-trinh-sang-2-.jpg
co-kiem-ky-dam-trinh-sang-7-.jpg
Theo miêu tả kịch bản Cổ Kiếm Kỳ Đàm, vai Tương Linh của Trịnh Sảng vốn là hồ ly chín đuôi, nửa người nửa yêu. Trong một lần gặp nạn ở trại Phiên Vân, Tương Linh may mắn được nam chính Bách Lý Đồ Tô (Lý Dịch Phong) giải thoát. Cảm tạ ơn cứu mạng của Bách Lý Đồ Tô, Tương Linh tình nguyện trở thành bạn đồng hành của anh trong hành trình đi tìm kẻ thù.
co-kiem-ky-dam-trinh-sang-5-.jpg
Cổ Kiếm Kỳ Đàm với sự tham gia của Trịnh Sảng, Lý Dịch Phong, Dương Mịch, Mã Thiên Vũ... hiện đang là đầu phim ăn khách bậc nhất trên sóng truyền hình Hoa ngữ. Kể từ khi ra mắt, với nội dung đặc sắc, cuốn hút, tác phẩm liên tục nắm giữ vị trí số 1 về tỉ suất bạn xem đài, bỏ xa các đối thủ phát sóng cùng thời điểm như Sam Sam Đến Rồi, Thần Khuyển Kỳ Binh...
co-kiem-ky-dam-trinh-sang-6-.jpg
co-kiem-ky-dam-trinh-sang-4-.jpg
Kịch bản Cổ Kiếm Kỳ Đàm được xây dựng dựa theo game online nổi tiếng cùng tên. Phim trình chiếu trên kênh Hồ Nam vào mỗi tối Thứ 4-5 hàng tuần.
co-kiem-ky-dam-trinh-sang-8-.jpg
co-kiem-ky-dam-trinh-sang-3-.jpg
co-kiem-ky-dam-trinh-sang-1-.jpg

Chuyên đề Liên Quan:

Tin tức phim

Phim cổ kiếm kỳ đàm, Ngũ đại mỹ nhân trong cổ kiếm kỳ đàm

Phim cổ kiếm kỳ đàm, Ngũ đại mỹ nhân trong cổ kiếm kỳ đàm

Phim cổ kiếm kỳ đàm, Ngũ đại mỹ nhân trong cổ kiếm kỳ đàm. Được chuyển thể từ game online đình đám cùng tên, Cổ kiếm kỳ đàm xoay quanh câu chuyện của Bách Lý Đồ Tô (Lý Dịch Phong) - chàng trai mang trong mình một luồng sát khí thần bí. Vì mối thù giết mẹ, Đồ Tô trở thành kẻ thù của Âu Dương Thiếu Cung (Kiều Chấn Vũ) - kẻ ôm mộng bá chủ. Sau này, với sự giúp đỡ của Phong Tình Tuyết (Dương Mịch) và Phương Lan Sinh (Mã Thiên Vũ), Đồ Tô đã từng bước đánh bại âm mưu của Âu Dương Thiếu Cung.
Cổ kiếm kỳ đàm được khán giả đặc biệt chờ đón bởi bộ phim quy tụ dàn mỹ nhân tuyệt sắc. Trong số đó, nổi bật là 5 kiều nữ Dương Mịch, Trịnh Sảng, Lý Tiểu Lộ, Thích Vy và Chung Hân Đồng.
Cùng ngắm những hình ảnh đẹp của các diễn viên này:
co-kiem-ky-dam-1-.jpg
co-kiem-ky-dam-2-.jpg
Cổ kiếm kỳ đàm đánh dấu sự trở lại của Dương Mịch trong dòng phim chuyển thể từ game
kể từ sau tác phẩm Tiên kiếm kỳ hiệp truyện 3.
co-kiem-ky-dam-3-.jpg
co-kiem-ky-dam-4-.jpg
Trong phim, cô hóa thân thành nữ chính Phong Tình Tuyết.
co-kiem-ky-dam-5-.jpg
co-kiem-ky-dam-6-.jpg
co-kiem-ky-dam-7-.jpg
Trịnh Sảng hóa thân thành nhân vật Tương Linh.
co-kiem-ky-dam-8-.jpg
co-kiem-ky-dam-9-.jpg
Lý Tiểu Lộ trong tạo hình Hàn Hưu Ninh.
co-kiem-ky-dam-10-.jpg
co-kiem-ky-dam-11-.jpg
Thích Vy trong tạo hình Diệp Trầm Hương.
co-kiem-ky-dam-12-.jpg
co-kiem-ky-dam-13-.jpg
co-kiem-ky-dam-14-.jpg
Chung Hân Đồng tuyệt đẹp trong tạo hình Tốn Phương

Chuyên đề Liên Quan:

Tin tức phim

Giọng hát việt nhí: Đỗ Lê Hồng Nhung đáng yêu với hình ảnh đời thường

Giọng hát việt nhí: Đỗ Lê Hồng Nhung đáng yêu với hình ảnh đời thường

Giọng hát việt nhí: Đỗ Lê Hồng Nhung đáng yêu với hình ảnh đời thường. Hồng Nhung hiện đang là học sinh lớp 6 ở Ninh Thuận. Bố mẹ của cô bé hiện đang làm việc tại Mỹ nên Nhung sống cùng ông bà và chị gái. Do sống xa bố mẹ nên Hồng Nhung tự lập từ khá sớm. Cô bé cũng có niềm đam mê ca hát từ bé xíu và rất tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ của trường học. Chính vì biết niềm đam mê của em gái nên chị của Hồng Nhung đã khuyên cô bé thử sức ở "Giọng hát Việt nhí 2014".
Trong tập 5 Giọng hát Việt nhí vừa được phát sóng, cô bé có khuôn mặt xinh như thiên thần Đỗ Lê Hồng Nhung đã thu hút cả sân khấu khi thể hiện ca khúc "Bay" - hit đình đám của Thu Minh.
Đây là một ca khúc có nhịp điệu, tiết tấu nhanh, mạnh bên cạnh đó, có nhiều nốt cao và nhiều quãng rộng rất khó để thể hiện, thế nhưng cô bé này lại tự tin thể hiện và "đốt cháy" cả khán phòng. Thí sinh Đỗ Lê Hồng Nhung dù giọng hát tuy còn bản năng và hơi ngô nghê nhưng phong cách và đặc biệt là ngoại hình xinh xắn, đôi mắt to tròn đáng yêu đã hoàn toàn chinh phục người xem. Hồng Nhung đã chinh phục được HLV Hồ Hoài Anh - Lưu Hương Giang và chính thức trở thành thành viên "nặng kí" của đội Giang - Hồ.
do-le-hong-nhung-13-.jpg
do-le-hong-nhung-14-.jpg
"Búp bê" 11 tuổi Đỗ Lê Hồng Nhung gây ấn tượng tại tập 5 Giọng hát Việt nhí
Đỗ Lê Hồng Nhung hiện đang là học sinh lớp 6 ở Ninh Thuận. Bố mẹ của cô bé hiện đang làm việc tại Mỹ nên Nhung sống cùng ông bà và chị gái. Do sống xa bố mẹ nên Hồng Nhung tự lập từ khá sớm. Cô bé cũng có niềm đam mê ca hát từ bé xíu và rất tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ của trường học. Chính vì biết niềm đam mê của em gái nên chị của Hồng Nhung đã khuyên cô bé thử sức ở "Giọng hát Việt nhí 2014".
Không chỉ đẹp như "búp bê" trong những bức ảnh chụp nghệ thuật, ảnh đời thường của thiên thần 11 tuổi này cũng gây sốt. Hồng Nhung sở hữu vẻ đẹp tự nhiên, nụ cười rạng rỡ và rất có hồn.
Cùng ngắm loạt ảnh đời thường cực yêu của búp bê 11 tuổi Đỗ Lê Hồng Nhung:
do-le-hong-nhung-1-.jpg
do-le-hong-nhung-2-.jpg
do-le-hong-nhung-3-.jpg
do-le-hong-nhung-4-.jpg
do-le-hong-nhung-5-.jpg
do-le-hong-nhung-6-.jpg
do-le-hong-nhung-7-.jpg
do-le-hong-nhung-8-.jpg
do-le-hong-nhung-9-.jpg
do-le-hong-nhung-10-.jpg
do-le-hong-nhung-11-.jpg
do-le-hong-nhung-15-.jpg
do-le-hong-nhung-16-.jpg
do-le-hong-nhung-17-.jpg
do-le-hong-nhung-18-.jpg
do-le-hong-nhung-19-.jpg
do-le-hong-nhung-22-.jpg
do-le-hong-nhung-23-.jpg
do-le-hong-nhung-24-.jpg
do-le-hong-nhung-25-.jpg
do-le-hong-nhung-26-.jpg
do-le-hong-nhung-27-.jpg

Chuyên đề Liên Quan:

Chuyện của sao

Tháng cô hồn, Nguồn gốc và những điều đại kỵ trong tháng 7

Tháng cô hồn, Nguồn gốc và những điều đại kỵ trong tháng 7

Tháng cô hồn, Nguồn gốc và những điều đại kỵ trong tháng 7. Ở Việt Nam, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi con người mất đi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, có người thì được đầu thai khiếp khác hay có người thì bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian. Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào. Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đêm lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,... đều tránh tháng 7.
Nguồn gốc tháng cô hồn
Tháng 7 âm lịch hàng năm còn được gọi là "tháng cô hồn" hoặc "mở cửa mả". Dân gian quan niệm đây là tháng của ma quỷ, đặc biệt là ngày rằm tháng bảy là ngày "xá tội vong nhân" - ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế, đó cũng chính là ngày "âm khí xung thiên".
thang-co-hon-nguon-goc-va-nhung-dieu-can-biet-1-1.jpg
Hình ảnh Diêm Vương cai quản Quỷ Môn Quan.
Ở Trung Quốc, nguồn gốc của tháng cô hồn bắt nguồn từ việc Diêm Vương cho mở cửa Quỷ môn quan vào ngày 2/7 hàng năm để quỷ đói được trở lại trần gian rồi đến rằm lại quay về. Chính vì thế mà theo tục lệ dân gian, người trần gian phải cúng cháo, gạo, muối cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày. Có những nơi, người ta gọi quỷ đói là "anh em tốt", "thần cửa sau" để lấy lòng những linh hồn quỷ đói này. Hàng năm, người dân Trung Quốc tiến hành cúng cô hồn vào ngày 14/7 Âm lịch.
Ở Việt Nam, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi con người mất đi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, có người thì được đầu thai khiếp khác hay có người thì bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian. Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào. Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đêm lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,... đều tránh tháng 7.
thang-co-hon-nguon-goc-va-nhung-dieu-can-biet-2-2.jpg
Hình ảnh con quỷ đói trong tín ngưỡng dân gian.
Trong tháng 7 Âm lịch hàng năm thì ngoài lễ cúng Cô hồn còn có lễ Vu lan. Lễ Vu lan hay còn gọi là Lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Lễ Vu lan gắn với tích về Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật, là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông. Theo lời Phật dạy, các phật tử muốn báo hiếu cha mẹ thì cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn.
Tháng cô hồn và lễ Vu lan không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà còn ở rất nhiều các quốc gia khác, đặc biệt là các nước Á Đông. Ở Nhật Bản, ngày lễ này được tổ chức vào ngày 7/7 Âm lịch và cả ngày rằm tháng bảy. Ở Đài Loan thì, ngày lễ này được kéo dài cả tháng nhưng thông thường thường tập trung vào ngày 15 của tháng với ba phần khác nhau: đầu tiên là mời các vong hồn, cúng tế cho họ ăn vào ngày 15 và đưa tiễn họ vào ngày 29.
thang-co-hon-nguon-goc-va-nhung-dieu-can-biet-3-3.jpg
Lễ cúng ngày "xá tội vong nhân"
Tháng cô hồn hay tháng "xá tội vong nhân" là một tín ngưỡng dân gian quan trọng và có liên quan tới ma quỷ, tâm linh nên rất được người Việt quan trọng. Ngoài những lễ tiết cúng bái, dân gian ta còn tương truyền cả những điều con người nên làm và không nên làm trong tháng cô hồn để cho cầu mong được bình an, hạnh phúc.
Dưới đây là những điều cấm kỵ và những điều nên làm trong tháng cô hồn:
18 điều cấm kỵ
1. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi con người ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá.
2. Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm trong những ngày tháng cô hồn, nếu không sẽ dễ gặp điều không may.
3. Không được nhổ lông chân vào ngày này, vì dân gian cho rằng "Một sợi lông chân quản ba con quỷ", người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.
4. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ bu đến.
5. Không ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình.
thang-co-hon-nguon-goc-va-nhung-dieu-can-biet-4-4.jpg
Không được ăn vụng đồ cúng vì đó là đồ dành cho ma quỷ.
6. Không phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ trông thấy sẽ "mượn" và để lại "quỷ khí" trong các quần áo ấy.
7. Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu.
8. Không nên bơi lội, vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị chúng làm trặc trẹo chân.
9. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình "hồn bay phách lạc" dễ bị ma quỷ xâm nhập.
10. Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn... ở đó.
11. Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm "quỷ khí".
12. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy.
13. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng.
14. Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác "hình như" có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ trêu chọc.
15. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ chung với bạn.
16. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.
17. Không nên ở một mình trong thời gian này, nếu không sẽ dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá.
18. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ "vô hình" vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt.
13 điều nên làm
1. Làm lễ cúng các cô hồn vào bất cứ ngày nào trong tháng, nếu vào ngày mùng 2 hoặc 16 âm lịch thì càng tốt để tỏ lòng thành chính mình.
2. Thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay trong trong chùa chiền, nơi lưu giữ các hũ hài cốt. Vì trong tháng cô hồn còn gọi là Tết của những người Âm.
3. Trước khi dọn đồ ra cúng cô hồn, nếu chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật các đồ cúng từ trên tay bạn thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay. Nếu bạn giật lại thì hậu quả nhận được là những điều tệ hại. Nếu khi bạn chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực để giật có nghĩa là tín hiệu tốt.
4. Nên hạn chế sát sinh các con vật.
5. Nên cúng xe ô tô dù có kinh doanh hay không kinh doanh.
6. Nên ăn chay để tránh điềm dữ.
7. Nên làm phúc thiện mạnh mẽ trong tháng này.
8. Nếu biết tụng kinh thì nên trì tụng (Chú Đại bi, chuẩn đề, vu lan báo hiếu, Địa tạng).
9. Nên ăn nói nhã nhặn, vui vẻ trong gia đình hay trong bạn bè đối tác.
10. Nên tránh xa các cuộc xung đột.
11. Nên cứu người khi gặp nguy cấp.
12. Nên đi chùa chiền thắp nhang cầu xin sức khỏe, cầu siêu...
thang-co-hon-nguon-goc-va-nhung-dieu-can-biet-5-5.jpg
Nên thành tâm, lễ chùa và làm việc thiện trong tháng cô hồn.
13. Khi các bạn cúng cô hồn xong thì 1 ngày sau đó hoặc cuối tháng 7 nên dùng bột trừ tà ma tiêu khử, tránh trường hợp các âm hương linh phảng phất vào nhà mình tụ ở lại. Đồng thời vào đầu tháng 8 âm lịch thì nên dùng bột tẩy uế mà tẩy hoàn toàn trong căn nhà mình để có tác dụng cân bằng sinh khí trong ngôi nhà mình ở.
Những điều nên làm hay không nên làm trong tháng cô hồn đều là những tín ngưỡng dân gian mà không ai hay một ngành khoa học nào có thể kiểm chứng đúng sai. Nhưng với quan niệm rằng "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" nên người dân vẫn chú trọng làm theo. Hơn nữa, người Việt cho rằng cúng cô hồn là một hành động nhân đạo, mang tính nhân văn cao cả của con người, thể hiện lòng kính trọng, tôn nghiêm của người còn sống đối với người đã khuất, đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí...

Chuyên đề Liên Quan:

Phong thủy